29/09/2022

8420

Giới thiệu về khoa Chính trị, Quốc phòng và Thể chất

Giới thiệu chung

Được thành lập ngày 31/5/2023 theo quyết định số 392/QĐNS-ĐN của Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại Nam, trên cơ sở sáp nhập các khoa: Lý luận Chính trị, Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất.

Địa chỉ làm việc: Phòng 307, Tòa nhà Central Building, Số 01 phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 02473029599

Chức năng

- Tổ chức và thực hiện hoạt động đào tạo bậc đại học, sau đại học;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ;

- Quản lý người học;

- Quản lý nội bộ Khoa;

- Thực hiện các chức năng khác theo quy định và phân công của Hiệu trưởng.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Khoa thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, cụ thể sau:

a) Về đào tạo đại học, sau đại học

- Phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo, Viện Đào tạo sau đại học và các đơn vị có liên quan trong tổ chức, thực hiện hoạt động giảng dạy các học phần theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng, rà soát, chỉnh sửa, phát triển chương trình đào tạo;

- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo của Trường;

- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần thuộc chuyên môn;

- Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập của người học các bậc, hệ đào tạo theo quy định của pháp luật và của Nhà trường; bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội;

- Biên soạn ngân hàng đề thi của các học phần thuộc chuyên môn của Khoa;

- Thực hiện việc giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người học về điều kiện dự thi, hoãn thi, kết quả kiểm tra đánh giá theo quy định của pháp luật và của Trường;

- Chỉ đạo, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các bộ môn, giảng viên thuộc Khoa theo quy định của Trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong lĩnh vực đào tạo theo quy định và phân công của Hiệu trưởng.

b) Về thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ

- Xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của Khoa phù hợp với quy định của Trường; đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học được giao cho Khoa, Bộ môn;

- Chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học cấp Khoa; chủ trì về nội dung, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học cấp Trường, viết bài tham dự hội thảo khoa học cấp Bộ; hội thảo quốc tế... thuộc lĩnh vực chuyên môn của Khoa hoặc được Hiệu trưởng phân công

c) Về quản lý người học

- Phối hợp với Phòng Công tác sinh viên thực hiện công tác quản lý người học theo quy định;

- Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

- Trực tiếp duy trì các hoạt động và quản lý sinh viên học tập, sinh hoạt tập trung tại kí túc xá giáo dục quốc phòng theo quy định của môn học.

d) Về quản lý nội bộ Bộ môn

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của Khoa;

- Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động của Khoa theo phân cấp, quy định và hướng dẫn của Trường;

- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Bộ môn, Khoa; lập, quản lý và nộp lưu trữ hồ sơ công việc theo quy định;

- Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản, trang thiết bị do Trường cấp hoặc giao; thực hiện các quy định về tài chính của Trường và pháp luật;

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định hoặc theo yêu cầu của Trường và các cơ quan chức năng có thẩm quyền; chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của Trường và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Bộ môn, Khoa;

- Tổ chức triển khai, tổng kết các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, quyên góp ủng hộ..., do Trường hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức phát động theo quy định hoặc phân công;

- Báo cáo và đề xuất với Hiệu trưởng về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác của Bộ môn, Khoa, của Trường.

đ) Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Khoa và sự phân công của Hiệu trưởng;

e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định hoặc phân công của Khoa, Hiệu trưởng.

Cơ cấu tổ chức

Khoa Chính trị - Quốc phòng - Thể chất gồm 03 Bộ môn:

a) Bộ môn Lý luận chính trị

- Giảng dạy các học phần Lý luận Chính trị với 05 học phần như sau: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không chuyên về lý luận chính trị bậc đại học và sau đại học;

- Giảng viên luôn đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung giảng dạy, chủ yếu theo phương pháp dạy học tích cực gây cảm hứng học tập cho sinh viên.

Buổi học LLCT của SV

-02/05 học phần SV được đi học tập, nghiên cứu thực tế tại bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, Lịch sử.

SV đi thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

b) Bộ môn giáo dục QPAN

- Thực hiện giảng dạy theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, duy trì sinh hoạt tập trung tại KTX theo nếp sống quân sự. Giảng viên vừa giảng dạy, vừa quản lý trực tiếp nên gắn bó và được sinh viên tin yêu.

Sinh viên tham gia chào cờ thứ 2 hàng tuần

- Giáo dục quốc phòng an ninh tổ chức tại khuôn viên của Trường với kí túc xá  khang trang, từng phòng khép kín, sinh viên nam - nữ ở khu riêng biệt; thao trường, bãi tập, sân chào cờ, phòng học chuyên dùng QPAN chính quy; bếp ăn (căng tin) đầy đủ, sạch sẽ , sinh viên thấy học giáo dục QPAN vừa là nhiệm vụ, vừa là trải nghiệm thời sinh viên để trưởng thành.

Sinh viên luyện tập các bài thể dục khi tham gia học Giáo dục Quốc phòng

Sinh viên tham gia lớp học trên hội trường

- Trong thời gian học tập được tổ chức biên chế theo mô hình Quân đội từ tiểu đội, trung đội, đại đội, hoạt động khép kín theo nếp sống quân sự; các thầy cô trực tại KTX SV 24/7 để bảo đảm điều kiện tốt nhất, an toàn cho sinh viên với phương châm: lấy tuyên truyền, động viên, hướng dẫn, tạo cảm hứng  cho SV học tập là chính; kết hợp thi đua học tập với phong trào “sáng thể dục, chiều thể thao, tối nâng cao tiếng hát” tạo không khí vui tươi, lành mạnh, gắn bó khi học giáo dục QPAN tại trường.

Sinh viên luyện tập nội dung bắn súng tiểu liên AK

Hình ảnh: Sinh viên luyện tập nội dung chiến thuật chiến đấu

Hình ảnh sinh viên luyện tập điều lệnh đội ngũ

Chương trình văn nghệ cuối khóa, tổng kết khóa học của thầy, cô và sinh viên

c) Bộ môn Giáo dục thể chất

Chương trình đào tạo áp dụng đối với sinh viên toàn trường của Bộ môn Giáo dục thể chất bao gồm 03 học phần:

- Học phần 1 (15 tiết): Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. Học phần này giúp trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thể dục thể thao, qua đó sinh viên hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và lâu dài. Hơn nữa, người học còn nắm được các phương pháp, bài tập, cách thức phòng tránh chấn thương để có thể tự duy trì việc tập luyện.

Sinh viên đang được GV hướng dẫn làm bài tập môn Lý luận và phương pháp Giáo Dục Thể Chất

- Học phần 2 (30 tiết): Sinh viên được chọn một trong 4 môn học: Võ, Yoga, Dance và Bóng đá. Ở học phần đầu tiên của các môn thực hành, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học này, để làm nền tảng cho việc học chuyên sâu và nâng cao ở học phần 3.

Sinh viên tham dự sự kiện Love Dance

- Học phần 3 (30 tiết): Sinh viên tiếp tục học các môn Võ, Yoga, Dance và Bóng đá ở mức độ chuyên sâu. Nội dung học sẽ hướng người học biết cách ứng dụng các kỹ thuật của các môn học vào thực tế. Ví dụ như trong môn Võ biết cách xử lý cách tình huống bị kẻ xấu tấn công hay môn Yoga giúp sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh về thân thể và tinh thần.

500 sinh viên đồng diễn yoga

Ngoài chương trình đào tạo phù hợp với đặc điểm của từng bạn sinh viên, bộ môn còn tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thêm các kỹ năng mềm, rèn luyện ý chí nghị lực, tu dưỡng các phẩm chất tốt cho người học như: Giải Võ thuật tự vệ truyền thống, Sự kiện Yoga Day và Love Dance.

Sinh viên tham dự Giải Võ tự vệ truyền thống Đại Nam

Đội ngũ cán bộ, giảng viên

STT

Họ và tên

Trình độ

Chức vụ

Bộ môn

1

Nguyễn Bá Lâm

TS, GVC

Trưởng khoa

Giáo dục QPAN

2

Dương Thị Nhẫn

TS, GVC

Phó Trưởng khoa

Lý luận chính trị

3

Ngô Xuân Nguyện

ThS

Phó Trưởng khoa

Giáo dục thể chất

4

Đỗ Việt Hà

TS

Giảng viên

Lý luận chính trị

5

Nguyễn Đức Dũng

TS

Giảng viên

Giáo dục thể chất

6

Nguyễn Thị Đăng Thu

ThS

Giảng viên

Lý luận chính trị

7

Nguyễn Thị Hương

ThS

Giảng viên

Giáo dục thể chất

8

Lê Mạnh Hùng

ThS

Giáo vụ khoa

 

9

Nguyễn Thị Thương

ThS

Giảng viên

Giáo dục QPAN

10

Nguyễn Lương Định

CN

Giảng viên

Giáo dục QPAN

11

Trần Lệ Thu

CN

Giảng viên

Giáo dục QPAN

12

Tạ Hồng Vân

CN

Giảng viên

Giáo dục thể chất

13

Giáp Hoài Thế Anh

CN

Giảng viên

Giáo dục QPAN

14

Trần Thị Thảo

CN

Giáo vụ Khoa