11/02/2025

20

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành học liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, vận hành và tối ưu hóa các hệ thống tự động trong sản xuất, quản lý và đời sống. Ngành này kết hợp giữa kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các giải pháp tự động hóa, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như:

Điều khiển tự động: Nghiên cứu các hệ thống điều khiển, cảm biến, bộ truyền động và thiết bị lập trình (PLC, SCADA).

Robot và trí tuệ nhân tạo: Thiết kế và lập trình robot, tích hợp AI vào hệ thống tự động.

Mạng công nghiệp và IoT: Xây dựng hệ thống kết nối thiết bị qua Internet, quản lý dữ liệu sản xuất từ xa.

Hệ thống cơ điện tử: Kết hợp giữa cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin để phát triển các thiết bị thông minh.

Ứng dụng thực tế: Tự động hóa dây chuyền sản xuất, quản lý năng lượng, giao thông thông minh, và hệ thống nhà máy thông minh.

Ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp nhận bằng Kỹ sư, có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

+ Chuyên viên quản lý, vận hành, điều khiển, bảo trì, bảo dưỡng máy móc...; Cán bộ thiết kế hệ thống Cơ điện tử trong Robot, máy công nghiệp… 

+ Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, đào tạo, cung ứng nhân lực kỹ thuật, xây dựng dự án... 

+ Kỹ sư thiết kế quy trình công nghệ, lập trình điều khiển, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng dây truyền sản xuất, Robot, các hệ thống cảm biến, đo lường.... 

+ Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy hoặc sản xuất. 

Làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa có thể làm việc tại:

  • Các nhà máy sản xuất, công ty công nghệ cao.
  • Các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, và tự động hóa.
  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Các doanh nghiệp phát triển hệ thống robot, IoT và trí tuệ nhân tạo.
  • Lao động kỹ thuật ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...)
  • Tại các cơ quan nhà nước, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc trong các tổ chức nghề nghiệp khác…

Với xu thế phát triển không ngừng của công nghệ, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn, trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Lương bao nhiêu?

Mức lương của Kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, địa điểm làm việc và quy mô doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Mức lương khởi điểm (0-2 năm kinh nghiệm)

+ Tại Việt Nam:

Kỹ sư mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm: 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Làm việc tại các công ty nước ngoài hoặc dự án lớn: 15 - 25 triệu đồng/tháng.

+ Ở nước ngoài:

Kỹ sư tự động hóa tại các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Đức, Mỹ): 2.500 - 4.500 USD/tháng.

2. Mức lương trung bình (3-5 năm kinh nghiệm)

+ Tại Việt Nam:

Kỹ sư có kinh nghiệm, phụ trách thiết kế hoặc vận hành hệ thống tự động hóa: 20 - 30 triệu đồng/tháng.

Trưởng nhóm hoặc quản lý dự án: 30 - 50 triệu đồng/tháng.

+ Ở nước ngoài:

Kỹ sư có kinh nghiệm tại các công ty lớn: 5.000 - 7.000 USD/tháng.

3. Mức lương cao cấp (Trên 5 năm kinh nghiệm)

+ Tại Việt Nam:

Chuyên gia tư vấn, trưởng phòng kỹ thuật: 50 - 80 triệu đồng/tháng.

Vị trí giám đốc kỹ thuật (CTO): 100 triệu đồng/tháng trở lên.

+ Ở nước ngoài:

Các vị trí quản lý cấp cao: 7.000 - 12.000 USD/tháng hoặc hơn, tùy vào quy mô công ty.

Tại sao nên chọn học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại Đại học Đại Nam? 

1.Thời gian đào tạo ngắn: Sinh viên chỉ mất 04 năm để hoàn thành chương trình học tập. Ra trường sớm 01 năm, sinh viên tiếp cận sớm với thị trường lao động mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai.  

2. Chương trình đào tạo hiện đại, bám sát thực tiễn: Chương trình đào tạo của được thiết kế theo chuẩn quốc tế, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình giảng dạy luôn cập nhật những kiến thức và công nghệ mới nhất, đảm bảo sinh viên nắm vững các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường lao động. 

Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia dự án, thực tập tại doanh nghiệp và các hoạt động nghiên cứu thực tế; được tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể, áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn công việc. 

3. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm: Khoa Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sở hữu đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Với kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp giảng dạy tích cực, thầy cô không chỉ giúp sinh viên hiểu hơn về bài giảng, kỹ năng mà còn truyền động lực và lửa nghề cho các em. 

4. Môi trường năng động, sáng tạo, an toàn, toàn diện: Cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị học tập cần thiết để sinh viên nghiên cứu, thực hành. Với hơn 30 CLB, sinh viên thỏa sức sáng tạo, rèn giũa kỹ năng và phát triển toàn diện. 

5. Cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình học: Ngoài học phí, sinh viên không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào. 

6. Đa dạng các chính sách hỗ trợ tài chính đầu vào và học bổng: Năm học 2025 – 2026, trường Đại học Đại Nam tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính đầu vào hấp dẫn và thiết thực cho tân sinh viên.   

Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng như: Học bổng khuyến khích học tập, học bổng doanh nghiệp, học bổng lớp chất lượng cao, học bổng trải nghiệm các học kỳ tại nước ngoài... 

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY