Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học hot có sức hấp dẫn đặc biệt với GenZ bởi sự phù hợp xu hướng phát triển của xã hội, cơ hội việc làm rộng mở và khả năng phát triển bản thân cao. Vậy, Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành học liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, vận hành và tối ưu hóa các hệ thống tự động trong sản xuất, quản lý và đời sống. Ngành này kết hợp giữa kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các giải pháp tự động hóa, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Hiện nay, cả nước có khoảng 400.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp đang tích cực ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất, tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
Theo nhận định của các chuyên gia, ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa sẽ tiếp tục nằm trong top những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong những năm tới, đặc biệt khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và xu hướng tự động hóa trong sản xuất, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa tại Việt Nam đang tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các kỹ sư và chuyên gia trong ngành.
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí như:
- Kỹ sư tự động hóa
+ Thiết kế, lập trình, vận hành các hệ thống tự động trong nhà máy, xí nghiệp.
+ Ứng dụng công nghệ AI, IoT trong điều khiển và giám sát sản xuất.
+ Kỹ sư lập trình và phát triển hệ thống điều khiển
+ Lập trình bộ điều khiển PLC, SCADA, vi điều khiển cho dây chuyền sản xuất.
+ Phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị công nghiệp.
- Chuyên viên nghiên cứu & phát triển (R&D)
+ Nghiên cứu, thiết kế, phát triển các hệ thống tự động hóa tiên tiến.
+ Tích hợp công nghệ mới như robot công nghiệp, trí tuệ nhân tạo (AI).
- Kỹ sư bảo trì và vận hành hệ thống
+ Giám sát, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động trong nhà máy, khu công nghiệp.
- Giảng viên, chuyên gia tư vấn
+ Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo về kỹ thuật.
+ Tư vấn giải pháp tự động hóa cho các doanh nghiệp.
Làm việc ở đâu?
Bạn có thể làm việc tại các:
✅ Nhà máy sản xuất thông minh (điện tử, ô tô, thực phẩm, dược phẩm, cơ khí...)
✅ Tập đoàn công nghệ và kỹ thuật (Samsung, LG, Intel, ABB, Siemens, Bosch...)
✅ Doanh nghiệp trong lĩnh vực điện – năng lượng (EVN, SolarBK, các công ty năng lượng tái tạo...)
✅ Công ty về tự động hóa và robotics (FPT Robotics, TMA Solutions, VNPT Technology...)
✅ Viện nghiên cứu, trường đại học (nghiên cứu phát triển công nghệ điều khiển, AI, IoT...)
✅ Startup công nghệ (ứng dụng AI, IoT vào sản xuất và đời sống).
Lương bao nhiêu?
Thống kê từ Tạp chí Nguồn nhân lực Việt Nam cho thấy, mức lương khởi điểm cho kỹ sư ngành này dao động từ 400 đến 600 USD/tháng. Đối với những kỹ sư có kinh nghiệm và tay nghề cao, mức lương có thể đạt từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng.
Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường: 12 - 18 triệu VNĐ/tháng
- Kỹ sư có 2-5 năm kinh nghiệm: 20 - 30 triệu VNĐ/tháng
- Chuyên gia, quản lý cấp cao: 50 triệu VNĐ/tháng trở lên
Mức lương có thể cao hơn tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ.
Nên học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở đâu?
Trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) hiện đang đào tạo chuyên ngành Tự động hóa Công nghiệp – ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (mã ngành 7510303).
• Thời gian đào tạo ngắn: Sinh viên chỉ mất 04 năm để hoàn thành chương trình học tập. Ra trường sớm 01 năm, sinh viên tiếp cận sớm với thị trường lao động mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai.
• Chương trình đào tạo hiện đại, bám sát thực tiễn: Chương trình đào tạo của được thiết kế theo chuẩn quốc tế, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình giảng dạy luôn cập nhật những kiến thức và công nghệ mới nhất, đảm bảo sinh viên nắm vững các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường lao động.
• Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia dự án, thực tập tại doanh nghiệp và các hoạt động nghiên cứu thực tế: được tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể, áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn công việc.
• Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm: Khoa Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sở hữu đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Với kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp giảng dạy tích cực, thầy cô không chỉ giúp sinh viên hiểu hơn về bài giảng, kỹ năng mà còn truyền động lực và lửa nghề cho các em.
• Môi trường năng động, sáng tạo, an toàn, toàn diện: Cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị học tập cần thiết để sinh viên nghiên cứu, thực hành. Với hơn 30 CLB, sinh viên thỏa sức sáng tạo, rèn giũa kỹ năng và phát triển toàn diện.
• Cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình học: Ngoài học phí, sinh viên không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào.
• Đa dạng các chính sách hỗ trợ tài chính đầu vào và học bổng: Năm học 2025 – 2026, trường Đại học Đại Nam tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính đầu vào hấp dẫn và thiết thực cho tân sinh viên.
• Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng như: Học bổng khuyến khích học tập, học bổng doanh nghiệp, học bổng lớp chất lượng cao, học bổng trải nghiệm các học kỳ tại nước ngoài...
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY