Chương trình đào tạo tiên tiến, gắn kết doanh nghiệp. Hệ sinh thái học tập ưu việt. Giảng viên giàu kinh nghiệm. Cơ sở vật chất hiện đại. Cơ hội thực tập, làm việc ngay từ khi còn là sinh viên.
Tổng quan ngành học
CNTT là ngành học hot trong kỷ nguyên số, đón đầu xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0. Với vai trò cốt lõi trong mọi lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) đến an ninh mạng, CNTT mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn, thu nhập hấp dẫn và tiềm năng phát triển không giới hạn.
- Toán, Lý, Hoá (A00)
- Toán, Văn, Sinh (B03)
- Toán, Lý, Văn (C01)
- Toán, Văn, Anh (D01)

Điểm nổi bật trong
chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo hiện đại
Chương trình đào tạo cập nhật đón đầu xu hướng công nghệ trang bị cho sinh viên kiến thưc, kỹ năng để có thể cạnh tranh và phát triển trong thị trường lao động đầy cạnh tranh.
Đội ngũ giảng viên hàng đầu
100% giảng viên của khoa CNTT có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bài tại các cơ sở đào tạo CNTT uy tín trong nước và quốc tế, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến và tận tâm.
Cơ sở vật chất hiện đại
Ngoài cơ sở vật chất hiện đại của trường, Khoa có 03 xưởng thực hành phục vụ các học phần thực tập gắn với cơ hội việc làm. Phòng Lab AI và IoT cung cấp nền tảng máy chủ, phần mềm kết nối internet, hỗ trợ sinh viên thực hiện các bài toán, giải pháp và đề tài thực tế.
Năng lực đầu ra
của sinh viên
Năng lực đầu ra của sinh viên

Cấu trúc
chương trình học
Phương pháp học tập & giảng dạy

Cơ hội việc làm sau khi
tốt nghiệp
-
Cơ hội việc làm
Theo thống kê, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Cụ thể, năm 2030 nhu cầu cần đến 1,5 triêu nhân lực Ngành CNTT tại Việt Nam.
-
Ra trường làm gì?
-
Lập trình viên (Software Developer/Engineer): Phát triển phần mềm, ứng dụng web, mobile, hệ thống nhúng.
-
Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) & Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst): Xử lý, phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định trong doanh nghiệp.
-
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI Engineer): Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng AI, học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
-
Chuyên gia an ninh mạng (Cybersecurity Specialist): Đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ hệ thống khỏi tấn công mạng.
-
Quản trị hệ thống (System Administrator) & Quản trị mạng (Network Administrator): Vận hành, bảo trì hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng mạng.
-
Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester/QA): Kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện và sửa lỗi.
-
Kỹ sư DevOps: Tối ưu quy trình phát triển, triển khai phần mềm.
-
Giảng viên, nghiên cứu viên CNTT: Công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
-
-
Làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí hấp dẫn trong các công ty công nghệ, tập đoàn đa quốc gia, ngân hàng, doanh nghiệp khởi nghiệp và tổ chức nhà nước.
-
Lương bao nhiêu
Mức lương của ngành Công nghệ thông tin phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng và công ty làm việc. Dưới đây là mức lương tham khảo tại Việt Nam:
-
Sinh viên mới ra trường (0-2 năm kinh nghiệm): 10 - 20 triệu VNĐ/tháng.
-
Nhân viên có kinh nghiệm (2-5 năm): 20 - 40 triệu VNĐ/tháng.
-
Chuyên gia, kỹ sư cao cấp (trên 5 năm): 40 - 80 triệu VNĐ/tháng.
-
Vị trí quản lý (Team Leader, Manager, CTO,...): 80 - 200 triệu VNĐ/tháng hoặc hơn.
Mức lương cũng thay đổi theo lĩnh vực:
-
Lập trình viên web/app: 12 - 30 triệu VNĐ/tháng.
-
Kỹ sư AI/ML, Blockchain, Data Science: 20 - 50 triệu VNĐ/tháng.
-
Chuyên gia an ninh mạng, DevOps: 25 - 60 triệu VNĐ/tháng.
Nếu làm cho công ty nước ngoài hoặc làm việc từ xa (remote), mức lương có thể lên đến 3.000 - 10.000 USD/tháng tùy vị trí.
-
Phương thức tuyển sinh và hướng dẫn đăng ký năm 2025
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
