18/08/2022

1236

Tại sao sinh viên Y khoa DNU phải giỏi tiếng Anh và đâu là bí quyết?

Như chúng ta đã biết, cứ 72 ngày thì kiến thức về Y khoa tăng lên gấp 2 lần. Chỉ có thành thạo tiếng Anh, người học và làm việc trong lĩnh vực Y khoa mới có thể học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức y học đáp ứng yêu cầu công việc và chinh phục những nấc thang trong sự nghiệp của mình. Do đó, giỏi tiếng Anh là một trong những điều kiện tiên quyết của sinh viên Y khoa Trường Đại học Đại Nam khi tốt nghiệp ra trường. Đào tạo tiếng Anh chuyên sâu cũng là một trong những khác biệt của khoa Y trường Đại học Đại Nam với khoa y của các trường đại học khác. Đâu là bí quyết “làm chủ” tiếng Anh của sinh viên Y khoa Trường Đại học Đại Nam?

Nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi

Dù mới làm quen TOEIC từ khi lên đại học, Minh Hằng vẫn 'giật' 915 điểm, trong đó điểm Nghe đạt 480/495 và điểm Đọc là 435/495. Để đạt điểm nghe chót vót như vậy, Minh Hằng đã áp dụng bí quyết ‘nghe tiếng Anh liên tục, mọi lúc mọi nơi’.

Mới đầu chưa quen nên Hằng chọn những đoạn hội thoại ngắn theo chủ đề mà bản thân yêu thích như động vật, thời trang, âm nhạc… Theo cô gái trẻ, khi nghe những chủ đề mình quan tâm sẽ tạo được sự hào hứng và kích thích sự tập trung. Bên cạnh đó còn dễ bắt gặp những từ mà mình biết, giúp dễ dàng hiểu được nội dung đoạn hội thoại và học thêm các từ mới.

Sau khi nghe lại nhiều lần, hiểu nội dung cũng như ‘giải mã’ được toàn bộ từ vựng trong đoạn hội thoại đó, Hằng mới chuyển sang phần nghe khác. Sau một thời gian, nữ sinh lớp Y Đa khoa 14.01 nâng dần bậc nghe lên những đoạn hội thoại, bản tin dài.

Sau một thời gian áp dụng phương pháp này, kỹ năng nghe của Hằng đã cải thiện đáng kể và số điểm 480/495 TOEIC là minh chứng cho điều đó.

Nguyễn Minh Hằng đạt 915 điểm TOEIC.

Tạo thói quen suy nghĩ, tư duy và liên tưởng tiếng Anh

Bên cạnh luyện nghe, tạo thói quen tư duy và liên tưởng tiếng Anh cũng là một trong những phương pháp được nhiều sinh viên Y khoa sử dụng.

Theo Nguyễn Vũ Đức, sinh viên lớp Y Đa khoa 14.01, phần lớn người Việt khi học tiếng Anh đều có thói quen suy nghĩ tiếng Việt trước sau đó mới dịch sang tiếng Anh. Thay vì làm vậy, Đức sẽ suy nghĩ và tìm kiếm từ vựng tiếng Anh ngay từ đầu.

Ví dụ, Đức không tự hỏi “quả táo nói thế nào?”, “nước ép dịch sang tiếng Anh ra sao?” mà sẽ nghĩ ngay đến apple (quả táo), juice (nước ép). Khi đi đường, nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông, trong đầu Đức sẽ nghĩ đến câu: “Red light, Stop. Green light, Go” (Đèn đỏ thì dừng, đèn xanh thì đi). Những lần sau, khi đến ngã tư, Khánh sẽ lập tức có phản xạ tiếng Anh khi thấy đèn xanh, đèn đỏ.

Nguyễn Vũ Đức, lớp Y Đa khoa 14.01 đạt 920 TOEIC.

Cũng giống Vũ Đức, Hoàng Gia Khánh – sinh viên lớp Y Đa khoa 14.01 cũng cho rằng suy nghĩ và tư duy bằng tiếng Anh là một phương pháp học hữu hiệu. Bên cạnh đó,  để tiếng Anh trở nên dễ dàng và nhớ lâu hơn, Khánh còn vận dụng phương pháp liên tưởng.

Ở đây, anh chàng dùng hình ảnh để liên tưởng với tiếng Anh. Ví dụ khi đi thang máy, nhìn thấy trên nút đóng (close) có hình tam giác xoay ngược vào nhau, Khánh nghĩ ngay đến “Butterfly” (con bướm), còn họa tiết hình tia trên ống thoát nước sẽ được nam sinh liên tưởng đến “Sun” (mặt trời). Khi học từ mới cũng vậy, Khánh sẽ tìm những hình ảnh liên quan để ghi nhớ lâu hơn.

Suy nghĩ, tư duy và liên tưởng tiếng Anh là phương pháp được Gia Khánh áp dụng và đã thành công chinh phục 810 điểm TOEIC.

Nói tiếng Anh một mình, đọc to và ghi âm lại

Một trong những cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả là nói. Việc phát âm từ vựng khi học sẽ kích thích não bộ nhớ lâu hơn. Đỗ Trọng Hiếu, lớp Y Đa khoa 14.01 bật mí, bản thân thường ghi âm và nghe lại cách phát âm của mình.

Hiếu cho biết, việc nghe lại giọng nói của chính mình trong bản ghi âm sẽ giúp người học tìm ra những lỗi sai rất nhỏ như nuốt âm “s” hoặc nói nhanh, không rõ từ khi có xu hướng lo lắng.

Chủ nhân số điểm 720 cũng gợi ý gửi bản ghi âm đến giáo viên, bạn bè, những người bản ngữ để nhận được đánh giá khách quan. Chính họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để chúng ta cải thiện kỹ năng phát âm trong tiếng Anh một cách hiệu quả.

Đọc to và ghi âm lại là phương pháp học tiếng Anh của Đỗ Trọng Hiếu.

Vũ Hoàng Phương Thúy, sinh viên lớp Y Đa khoa 14.01, đạt 815 điểm TOEIC lại tập cho mình thói quen tập nói tiếng Anh một mình. Theo Thúy, đây là cách “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giúp phát âm hay hơn, nói tự nhiên hơn lại vừa khiến bản thân vui vẻ và hạnh phúc hơn. Nhất là khi đứng trước gương, tự nói chuyện bằng tiếng Anh, biểu cảm và ngôn ngữ hình thể của Thúy cũng được cải thiện, tự tin và thoải mái hơn.

Phương Thúy giành 815 điểm TOEIC nhờ phương pháp nói tiếng Anh một mình.

Liên tục ghi chép tiếng Anh

Với một cô gái cẩn thận như Cấn Khánh Linh, sinh viên lớp Y Đa khoa 14.02, take not (ghi chú) từ vựng là một thói quen cần có. Bất cứ khi nào nghe hay đọc được một từ mới, Linh đều ghi lại, lấy ví dụ cụ thể về cách dùng loại từ đó.  

Trong cuốn sổ riêng của mình, nữ sinh cũng rèn luyện viết nhật ký bằng tiếng Anh. Theo Khánh Linh, cách làm này không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng viết, ôn luyện vốn từ và cấu trúc ngữ pháp mà nó còn tạo phản xạ với tiếng Anh.

Ngoài ra, nữ sinh đạt 720 điểm TOEIC còn mách mẹo học tiếng Anh qua các tiền tố và hậu tố. Ví dụ, sau khi học từ “happy”, hãy sử dụng thêm tiền tố “un” (vui vẻ) để học thêm một từ vựng mới là “unhappy” (không vui vẻ), “start” (bắt đầu, khởi động) thêm “re” thành “restart” (khởi động lại).

Cấn Khánh Linh chủ động học và ghi chép tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi

Tận dụng tốt cơ hội đầu tư ‘khủng’ của Đại học Đại Nam để ‘làm chủ’ tiếng Anh

Bên cạnh những bí quyết trên, Minh Hằng, Vũ Đức, Trọng Hiếu, Khánh Linh… đều cho rằng, sự hỗ trợ và đầu tư của nhà trường cũng là một phần không thể thiết trong quá trình học tiếng Anh. Xác định tiếng Anh là “vũ khí” cạnh tranh của sinh viên sau khi ra trường, Đại học Đại Nam đã đầu tư rất lớn để đào tạo tiếng Anh cho sinh viên (kinh phí đào tạo cao gấp 4 lần các ngành khác).

Tại đây, Nhà trường mời những giáo viên giỏi nhất thuộc công ty CP Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam (Ms Hoa TOEIC) về giảng dạy, cam kết chuẩn đầu ra cho sinh viên. Bên cạnh đó, Khoa Y cũng thường xuyên tổ chức các talkshow về tiếng Anh, phương pháp học tiếng Anh cho sinh viên; đồng thời tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng bài giảng cho sinh viên có thể học tập và rèn luyện tiếng Anh tốt nhất.

Cố gắng học tiếng Anh để tạo cho bản thân một tương lai tươi sáng

Nhắn nhủ đến những bạn trẻ còn đang ‘ngại’ tiếng Anh, Cấn Khánh Linh nói: “Tiếng Anh đang dần trở nên phổ biến và quan trọng trong cuộc sống. Có tiếng Anh là có một lợi thế lớn và mở ra cho chúng ta những cơ hội mới trong tương lai. Đừng ngại học tiếng Anh mà hãy nhận thức được tầm quan trọng nó. Khi đã có nhận thức rõ ràng, việc học tiếng Anh sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều”.

Đỗ Trọng Hiếu cũng muốn truyền tải thông điệp, tiếng Anh không khó như những gì chúng ta đã nghĩ. Tất nhiên khi mới bắt đầu, người học sẽ gặp phải một vài khó khăn, nhưng chỉ cần kiên trì và nhẫn nại, ‘làm chủ’ tiếng Anh là điều rất dễ dàng.

Vũ Hoàng Phương Thúy cho rằng, phải có động lực và ý chí quyết tâm thì mới chinh phục được ngoại ngữ. Còn với chàng trai đạt 920 điểm TOEIC Nguyễn Vũ Đức, hãy coi tiếng Anh như một tri kỷ.

Vũ Hoàng Phương Thúy tin tưởng, giỏi tiếng Anh sẽ mở ra cánh cửa tươi sáng cho tương lai.

Cách để trở thành sinh viên Y khoa Trường Đại học Đại Nam

Để trúng tuyển chính thức vào ngành Quản lý thể dục thể thao, chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao, từ ngày 22/7 – 20/8/2022, thí sinh cần đặt nguyện vọng số 1 vào ngành Y khoa (mã ngành 7720101), trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Ban Truyền thông