11/10/2018

4526

GIỚI THIỆU KHOA XÂY DỰNG – KIẾN TRÚC

Khoa Xây dựng – Kiến trúc là một trong bốn khoa được thành lập đầu tiên của Trường Đại học Đại Nam.

NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CAO TRONG MỌI THỜI ĐẠI

Với chức năng là ngành kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sống và sự phát triển của xã hội, Xây dựng - Kiến trúc là ngành nghề không thể thiếu, được tôn vinh trong mọi thời đại, mọi bối cảnh lịch sử, kinh tế xã hội.

Xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, một đất nước muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng (đường sá, bến bãi, trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên…) phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Khi các nhu cầu của con người ngày càng lớn thì nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành xây dựng càng gia tăng.

Xây dựng - Kiến trúc là ngành nghề được đề cao trong mọi thời đại.

Cũng như xây dựng, kiến trúc là ngành nghề không thể thiếu. Với đặc điểm nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật, đòi hỏi khả năng tính toán và óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật cao cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp đa dạng, kiến trúc vẫn đang là ngành học tạo được sức hút mạnh mẽ với giới trẻ.

NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LỚN

Kết quả khảo sát của Tạp chí Kiến trúc Architect magazine, ngành kiến trúc đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng những nghề nghiệp sáng tạo nhất trên thế giới và thứ 19 trong bảng xếp hạng những ngành nghề thuộc nhóm Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) có mức thu nhập cao.

Các nghiên cứu, khảo sát cũng chỉ ra rằng, kiến trúc là một trong những ngành nghề HOT trong 10-15 năm tới. Số lượng công trình kiến trúc ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng tăng theo, tạo ra vô số việc làm cho ngành kiến trúc. Bên cạnh đó, cơ hội làm việc tại nước ngoài của các kiến trúc sư cũng rất rộng mở. Hiện Mỹ, Châu âu, Singapore, Nhật Bản… và các nước châu Á phát triển đang thu hút rất nhiều kiến trúc sư từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Xây dựng - Kiến trúc rất lớn.

Báo cáo của Tổng Hội Xây dựng, hiện cả nước đang có gần 78.000 doanh nghiệp xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Con số này khá thấp bởi theo quy hoạch, đến năm 2020, nhân lực ngành xây dựng phải đạt từ 8- 9 triệu người. Hiện trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ. Dự báo từ nay đến năm 2020, nhân sự ngành xây dựng mỗi năm sẽ phải tăng thêm 400.000 - 500.000 người. Các chuyên gia kinh tế cho rằng vị trí top 10 trên thị trường lao động của nhóm ngành xây dựng vẫn sẽ giữ nguyên thứ hạng trong nhũng năm sắp tới. Do đó, ngành xây dựng sẽ mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm đáng mơ ước.

KHOA XÂY DỰNG – KIẾN TRÚC TRƯỜNG ĐH ĐẠI NAM

Là một trong 04 khoa thành lập đầu tiên từ khi thành lập trường năm 2007, với hơn 13 năm xây dựng trưởng thành và phát triển khoa Xây dựng – Kiến trúc (XDKT) đã trở thành một trong những khoa đào tạo mạnh của trường Đại học Đại Nam, dần khẳng định uy tín của trường trong hệ thống đào tạo kỹ sư ngành xây dựng.

IMG_5015

IMG_5014

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư toàn diện, đáp ứng theo nhu cầu xã hội, đáp ứng định hướng ứng dụng trong tầm nhìn của Nhà trường. Cụ thể: có năng lực tư duy toán học và khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin; có trình độ chuyên môn vững vàng; đủ năng lực để giải quyết các vấn đề do thực tiễn xây dựng đặt ra; có phẩm chất chính trị và đạo đức tư cách tốt; có ý thức và trách nhiệm cao với nghề nghiệp; có khả năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm; có khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế công việc; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.

II. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG:

Đối với ngành kỹ thuật xây dựng, sau 5 năm học tại trường, sinh viên đạt được những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm như sau:

  1. Về kiến thức:
  • Vận dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên để tính các bài toán cụ thể.
  • Nhận biết về bối cảnh xã hội và chính trị.
  • Biểu diễn được phép chiếu bề mặt Trái đất trên mặt phẳng và quản lý được sai số phép đo.
  • Phân biệt được các đặc tính, các quy luật cơ học của các vật liệu làm công trình, làm nền công trình và làm môi trường xây dựng công trình.
  • Phân tích các nguyên lý tính toán, kiểm tra độ bền, ổn định và biến dạng của công trình.
  • Giải thích cơ sở lý thuyết và các phương pháp thiết kế công trình.
  • Xây dựng phương án tổ chức thi công công trình, trong trường hợp cụ thể.
  • Xác định được khối lượng và giá thành công việc xây dựng cụ thể.
  • Nhận biết công việc của từng tổ đội công nhân trong công trường.
  • Nhận biết công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng trong từng điều kiện cụ thể.
  • Vận dụng kiến thức hình họa, vẽ kỹ thuật để thể hiện bản vẽ xây dựng bằng tay hoặc máy tính.
  1. Về kỹ năng:
  • Vận dụng thiết kế toàn bộ một công trình xây dựng 6-12 tầng.
  • Thực hiện chính xác việc thiết kế từng bộ phận của công trình xây dựng: phần khảo sát, phần móng, phần thân, phần kiến trúc, phần thi công.
  • Thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, khả năng chịu áp lực công việc và khả năng thích ứng.
  • Sử dụng tiếng Anh đạt mức độ trung bình (tương đương TOEIC 400).
  • Thể hiện được kỹ năng tin học văn phòng, tin học ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng.
  • Vận dụng được các quy luật toán học, khoa học tự nhiên.
  • Tổ chức được các thực nghiệm đánh giá chất lượng công trình.
  • Vận dụng đo đạc các khoảng các bằng máy kinh vĩ đồng thời vẽ các đường bình độ thực địa thông qua máy kinh vĩ và máy thủy bình.
  1. Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
  • Nhận thức được vai trò của người công dân tốt, nhận thức được lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ nhất định.
  • Bảo vệ được quan điểm cá nhân trong các tình huống công việc thực tế.
  • Nhận thức được vai trò của sức khỏe đối với công việc.
  • Ý thức được trách nhiệm của cá nhân với nghề nghiệp và cộng đồng.

Môi trường học tập năng động, hiện đại, thân thiện.

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng đáp ứng tốt chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo. Khối lượng toàn khóa là 163 tín chỉ với xu hướng giảm bớt kiến thức đại cương và tăng cường kiến thức ngành, chuyên ngành cùng nhiều trải nghiệm thực tế:

  • Khối lượng kiến thức giáo dục đại cương: 34 tín chỉ
  • Khối lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 129 tín chỉ.
  •  Chương trình đào tạo còn trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng Anh chung đạt TOEIC450 và tiếng Anh chuyên ngành.
  • Sinh viên được khích lệ tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu khóa học.
  • Nhiều đợt trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.

NFSX7677

PDQI5584

Nghiên cứu khoa học sinh viên

IV. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN:

Khoa Xây dựng – Kiến trúc đã kiện toàn đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng, tâm huyết với nghề, gần gũi với sinh viên. Bao gồm các NGƯT, GVCC, TS, ThS, GVC có kinh nghiệm làm việc tại các trường, các học viện và các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Các cán bộ, giảng viên trong khoa luôn gần gũi, gắn bó với sinh viên. Hiểu được hoàn cảnh, tínhcách, tâm lý để động viên và giáo dục. Thường xuyên có liên hệ giữa GVCN với gia đình, đảm bảo các sinh viên có môi trường đào tạo tốt nhất.

V. CHÚ TRỌNG KỸ NĂNG MỀM, NGOẠI NGỮ VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng của DNU được đào tạo kỹ năng mềm rất bài bản (kỹ năng mềm vốn là điểm yếu của rất nhiều kỹ sư xây dựng); được đào tạo ngoại ngữ đạt TOEIC 450; được tham gia trải nghiệm rất nhiều hoạt động phong trào mang tính cộng đồng và nhân văn sâu sắc trong suốt thời gian học tập tại trường, như: Tấm bánh nghĩa tình, Hội trại truyền thống, các hoạt động tình nguyện, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao - đặc biệt là bóng đá. Những hoạt động này giúp tạo động lực học tập và hỗ trợ phát triển toàn diện cho sinh viên.

IMG_3404

Trại kỹ năng mềm và Hội trại truyền thống.

Bóng đá – hHoạt đông thể thao.

VI. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư của ngành Kỹ thuật xây dựng có thể đảm đương được các vị trí:

  • Chủ trì hoặc tham gia các công tác khảo sát, thiết kế, chỉ đạo, tổ chức giám sát tiến độ và kiểm tra chất lượng thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Chủ nhiệm các công trình xây dựng.
  • Lập dự án và quản lý các dự án xây dựng.
  • Có năng lực lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng để không chỉ kiếm công ăn việc làm cho mình mà còn cho xã hội.

Sau khi tốt nghiệp, các thầy cô sẵn sàng giới thiệu nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Số liệu khảo sát cựu sinh viên tốt nghiệp của ngành cho thấy: các sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm với thu nhập khá, và đặc biệt có tới gần 100% sinh viên tốt nghiệp làm đúng nghề được đào tạo, đáp ứng được mục tiêu đào tạo và nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Cựu sinh viên của khoa XD-KT trên công trường.

Theo kết quả khảo sát việc làm năm 2018 của Trường ĐH Đại Nam, tỷ lệ sinh viên Khoa Xây dựng – Kiến trúc có việc làm sau khi ra trường đạt gần 100%, trong đó hơn 90% làm đúng ngành nghề đào tạo. Trong số các sinh viên đã ra trường, rất nhiều sinh viên của Khoa đã trở thành những gương mặt nổi tiếng và thành công trên nhiều lĩnh vực chỉ sau 2-3 năm tốt nghiệp, đặc biệt có những cựu sinh viên sau 3-4 năm làm việc đã đạt được mức thu nhập hơn 1.000 USD/tháng.

VI. TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Cùng với sự lớn mạnh của Trường ĐH Đại Nam, Khoa Xây dựng – Kiến trúc đang nỗ lực không ngừng, phấn đấu đến năm 2020 đứng trong nhóm 20 của các trường đại học Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và phát triển bền vững của đất nước. Có thể nói, Khoa XDKT ĐH Đại Nam không những dẫn đầu về chất lượng đào tạo sinh viên ra trường đã tốt nghiệp có việc làm và thu nhập cao trong xã hội, xứng đáng là địa chỉ tin cậy về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Xây dựng kiến trúc./

Khoa Xây dựng - Kiến trúc