22/03/2022

2187

 “Thực hành, thực chiến, thực chất” ngành Thương mại điện tử tại Đại học Đại Nam

“Thực hành – thực chiến – thực chất”, lấy sinh viên làm trung tâm, sáng tạo để mang tới cho sinh viên những trải nghiệm thực tiễn ý nghĩa giúp ích cho công việc tương lai và một cuộc sống tốt đẹp hơn là triết lý giảng dạy, đào tạo của Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) trường Đại học Đại Nam.

 “Thực hành – Thực chiến” là một phương pháp đào tạo mới được áp dụng tại Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số. Cùng với phương pháp này, Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế Số sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn cho người học, phấn đầu thành một trong những khoa dẫn đầu về chất lượng đào tạo của nhà trường và trở thành một trong những địa chỉ uy tín về đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT và KTS trong nước. Cùng tìm hiểu những điều mới mẻ về phương pháp đào tạo này với Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, DNU để hiểu rõ hơn nữa nhé.

Khoa Thương mại điện tử và kinh tế số là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo cho các sinh viên về định hướng ứng dụng, thực chiến nghề nghiệp, "nói không" với lý thuyết hàn lâm. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ và mục tiêu lớn nhất là đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng về Thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tại doanh nghiệp. Phương pháp “Thực hành – Thực chiến” được xem là “kim chỉ nam” để các giảng viên truyền tải kiến thức và hướng dẫn các sinh viên thực hành theo một hướng mới sáng tạo hơn, thực chất hơn.

Nội dung của phương pháp này sẽ bao gồm 3 phần: lý thuyết nền tảng, ứng dụng thực hành, thực chiến nghề nghiệp.

  1. Lý thuyết nền tảng

Lý thuyết là nền tảng vô cùng quan trọng bởi “lý thuyết là kinh nghiệm, kiến thức, tri thức, trí tuệ của các thế hệ tích lũy lại, cung cấp cho người nghiên cứu cơ sở kiến thức để lập luận và kiến giải các vấn đề nghiên cứu. Để nắm chắc kiến thức và vận dụng thực tế thì lý thuyết nền tảng là một thứ không thể thiếu. Bạn có thể học rất nhiều thứ cao siêu, tuy nhiên không nắm chắc được những cơ bản thì sẽ không thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

Tại khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, chúng tôi đẩy mạnh truyền tải kiến thức nền tảng để sinh viên có thể nắm bắt và hiểu rõ gốc rễ của mọi vấn đề. Thời lượng dành cho lý thuyết chỉ chiếm 30% vì thế các giảng viên trong Khoa đã thiết kế riêng những chương trình học lý thuyết vô cùng cô đọng và bổ ích, giúp sinh viên có thể hiểu và vận dụng ngay sau khi học.

Với phương pháp học mới này, chúng tôi nói không với lý thuyết “hàn lâm” mà tập trung lý thuyết nền tảng quan trọng, phục vụ cho nội dung “Thực hành – thực chiến”.

  1. Thực hành ứng dụng 

Một nội dung quan trọng trong phương pháp này là Thực hành. Thực hành sẽ góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, bồi dưỡng kiến thức sau khi học nội dung lý thuyết nền tảng. Khoa TMĐT và Kinh tế số xây dựng khung chương trình đan xen giữa lý thuyết và thực hành để buổi học sôi nổi hơn và giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Nội dung thực hành trong chương trình đào tạo ngành TMĐT sẽ được thực hiện qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị: Giảng viên choṇ đề tài thực hành, xác đinh phương án thưc hành và một số yêu cầu sinh viên cần đáp ứng sau khi hoàn thành

Giai đoạn thực hiện: Giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên những nội dung chính trong phần thực hành, đưa ra những gợi ý và quy trình giúp sinh viên hoàn thành một cách tốt nhất.

Giai đoaṇ thực hành: Tiến hành thực hành cá nhân hoặc chia theo nhóm và yêu cầu các nhóm trình bày nội dung, thuyết trình về bài thực hành đã chuẩn bị. Trong khi đó các nhóm/sinh viên còn lại sẽ có những nhận xét và bổ sung kiến thức cho nhóm thuyết trình.

Giai đoaṇ tổng kết, đánh giá: Trên cơ sở những nội dung sinh viên trình bày, giảng viên là người đưa ra và góp ý kiến cho bài thực hàng. Đồng thời rút ra kinh nghiệm cho sinh viên khi áp dụng thực tế và đánh giá kết quả thực hàng của sinh viên. Thời lượng dành cho thực hành được thiết kế là 30%-40% tùy theo tính chất từng học phần. Khoa TMĐT và KTS tin rằng, với phần thực hành ứng dụng này, các sinh viên có thể nắm bắt kiến thức và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh nhất đồng thời hiểu rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu.

  1. Thực chiến nghề nghiệp

“Thực chiến” là phương châm đào tạo mà Khoa TMĐT và KTS hướng đến trong chương trình đào tạo, đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với các bạn sinh viên, tuy nhiên “thực chiến” sẽ là đích đến và là nhu cầu thực tế của sinh viên khi bước ra khỏi cánh cổng trường Đại học.

“Thực chiến” là quá trình sinh viên được học và làm việc thực tế tại doanh nghiệp hoặc trải nghiệm học tập trong các mô hình thực tế qua các giai đoạn:

Sinh viên được hướng dẫn nghiên cứu các đề tài khoa học từ năm nhất, tham gia nghiên cứu sẽ giúp các sinh viên dần hình thành kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành những nhà nghiên cứu độc lập. Đây sẽ là lợi thế lớn cho quá trình học tập.

Giảng viên là những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Thương mại điện tử và Kinh tế số, là những CEO&COFOUNDER các doanh nghiệp và nhiều kinh nghiệm trong thực tế sẽ hướng dẫn sinh viên thực hành ngay tại các doanh nghiệp đó. Đặc biệt, Khoa Thương mại điện tử và kinh tế số, Trường Đại học Đại Nam kết hợp với các đối tác doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp TMĐT để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất

Khoa TMĐT và Kinh tế số, Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo và phát triển ngành Thương mại điện tử với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ công thương và các doanh nghiệp lớn trong ngành, nhằm tạo môi trường học tập kết hợp thực hành, thực tập chuyên nghiệp, đảm bảo sinh viên ra trường làm được việc ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại… 

Khoa TMĐT&KTS hợp tác đào tạo với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Với những nền tảng Khoa xây dựng, liên kết với hệ thống doanh nghiệp, đây là cơ hội tuyển dụng cho các bạn sinh viên kể cả sinh viên năm nhất có thể “thực chiến” ngay tại doanh nghiệp và có thể kiếm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Thực hành – Thực chiến” là phương pháp chủ đạo Khoa hướng đến cho việc đào tạo sinh viên, vì thế thời lượng cho Thực chiến chiếm đến 40%. Các bạn sinh viên được học tập, trải nghiệm với những dự án thực tế của doanh nghiệp, không chỉ củng cố kiến thức lý thuyết đã học mà còn được đồng hành làm việc cùng với doanh nghiệp, nâng cao nghiệp vụ. Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của TMĐT và Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Sau khi ra trường, các bạn đều tự tin với một CV “chất” có thể ứng tuyển vào bất kỳ một doanh nghiệp nào.

TS. Trần Thị Thu Hường – Giảng viên khoa TMĐT&KTS, Đại học Đại Nam