16/07/2022

3521

Học Thương mại điện tử ra trường làm gì, có dễ xin việc không?

Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những ngành HOT được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn theo học hiện nay. Trải qua 2 năm đại dịch, trong khi các ngành nghề khác ở trong tình trạng “đóng băng” thì TMĐT lại phát triển bùng nổ và trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Vậy, học TMĐT ra trường làm gì, có dễ xin việc không? Tại bài viết này, thầy Văn Tuấn Hùng – Giảng viên Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về cơ hội nghề nghiệp của ngành TMĐT.

TMĐT là ngành học có sức hút đặc biệt với các bạn trẻ trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề.

Chuyên viên tại Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Bạn đừng nghĩ rằng TMĐT chỉ bó hẹp ở hoạt động mua/bán giao dịch qua mạng. Hiện nay, TMĐT đang phổ cập rộng rãi đặc biệt là cơ hội việc làm tại các cơ quan Nhà nước.

Nếu bạn muốn đi nghiên cứu sâu về chuyên ngành quản lý nhà nước về TMĐT, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí chuyên viên tại Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) - Bộ Công Thương.

Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số trường Đại học Đại Nam đã ký hợp tác chiến lược với Cục TMĐT&KTS – Bộ Công thương.

Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số trường Đại học Đại Nam đã ký hợp tác chiến lược với Cục TMĐT&KTS nhằm đào tạo và tuyển chọn những cá nhân xuất sắc nhất trong ngành làm việc tại các vị trí như: Quản lý hoạt động thương mại điện tử, nghiên cứu ứng dụng kinh tế số, dịch vụ công và chính phủ điện tử…

Làm công chức, viên chức tại các cơ quan Nhà nước

Ngày 26/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Chính vì thế, hiện nay các cơ quan tổ chức Nhà nước đang tích cực nỗ lực phát huy đẩy nhanh quá trình số hóa, đặc biệt là các dịch vụ công tại các Bộ/ban ngành.

Đối với sinh viên khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số DNU, các bạn là những người đi tắt đón đầu, được đào tạo chuyển đổi số ngay khi còn trên ghế nhà trường và đặc biệt phổ cập kiến thức về Chính phủ điện tử. Đây là điều mà các cơ quan Nhà nước hiện nay đang rất cần và thiếu về nguồn nhân lực hỗ trợ.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể tự tin đăng ký làm việc tại cơ quan nhà nước với nhiều vị trí khác nhau.

Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành TMĐT

Hiện nay, cả nước có trên 30 trường đại học đào tạo cử nhân TMĐT. Đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập diễn ra đơn lẻ tại từng trường, chưa có những hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên ngành TMĐT trên phạm vi cả nước.

Chính vì thế đây thực sự là cơ hội rất lớn đối với sinh viên TMĐT khi các bạn có kiến thức cơ bản và chuyên sâu kết hợp với thực tế đào tạo từ các chuyên gia đầu ngành, ước mơ làm giảng viên sẽ thật gần đối với các bạn.

Làm việc tại doanh nghiệp ứng dụng TMĐT

Hiện nay mọi doanh nghiệp đều phải thay đổi để bắt kịp với xu hướng TMĐT. Vì thế mà nhu cầu cho nguồn nhân lực ngày càng tăng. Với nguồn lực lao động trẻ, năng động và tiếp cận công nghệ thông tin từ sớm, cơ hội việc làm của sinh viên ngành TMĐT trong 2-5 năm tới rất đa dạng.

Cụ thể:

- Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại kinh doanh trực tuyến 

Trong thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp bán hàng đều đã xây dựng trang web bán hàng hiệu quả. Việc phát triển và duy trì trang web là điều cần thiết trong kinh doanh. Việc thăng tiến của vị trí công việc này cũng rất thuận lợi. Nếu có kinh nghiệm và biết nắm bắt thì bạn có thể thăng tiến ở những vị trí như Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing…

Môi trường học tập hiện đại của sinh viên Đại học Đại Nam.

- Chuyên viên Công Nghệ Thông Tin – IT 

Làm IT cũng là một công việc được nhiều người lựa chọn với nội dung công việc như sau: Lập trình viên: Ecommerce Developer, Front-End Developer, Backend Developer, xây dựng các sàn thương mại điện tử trên website hoặc ứng dụng – app trên thiết bị di động, thực hiện kiểm thử các phần mềm, ứng dụng; sửa những lỗi phát sinh khi vận hành.

- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin 

Ở vị trí này, các bạn sẽ thực hiện các dự án để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin. Đây cũng là một trong những vị trí có mức lương hấp dẫn với khả năng thăng tiến tốt trong công việc.

- Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT 

Có thể thấy đây là một vị trí rất quan trọng trong khâu hoạch định chiến lược tiếp thị thông qua các phương tiện kỹ thuật số hiện đại nhất. Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT sẽ có những nghiên cứu để đưa ra những chiến lược phù hợp.

- Nhân viên Digital Marketing

Marketing là một trong những vị trí quan trọng trong ngành TMĐT. Sinh viên có thể làm việc ở vị trí Digital Marketing, Marketing; Google Ads, Facebook Ads,…. Đồng thời nghiên cứu và lên kế hoạch, triển khai những chiến dịch quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp trên mạng xã hội.

- Chuyên viên quản lý hiệu suất của hoạt động TMĐT

Đây là vị trí chịu trách nhiệm tiếp nhận nguồn khách hàng và duy trì nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Có thể thấy đây cũng là vị trí quan trọng và có mức lương cao trong ngành TMĐT.

- Vị trí Data Analytics kỹ sư phân tích dữ liệu

Việc chọn lọc và xử lý dữ liệu để có những thông tin hữu ích, quý giá nhằm phục vụ quá trình phát triển thương mại điện tử. Các sàn TMĐT lớn luôn có sự chú trọng về vấn đề này. Vị trí công việc này cũng rất tiềm năng dành cho các bạn có năng lực.

- Chuyên viên kinh doanh Online

Công việc của vị trí này là: 

  • Lên kế hoạch và triển khai chiến dịch bán hàng nhằm tăng doanh số bán hàng cho công ty. Đảm bảo đạt KPI đã được đặt ra.
  • Chuyên viên KD online sẽ làm việc với các sàn thương mại điện tử.
  • Xây dựng gian hàng của công ty, doanh nghiệp trên các sàn TMĐT. Đăng sản phẩm, viết mô tả, giới thiệu sản phẩm….
  • Đưa ra những phân tích, đánh giá chiến dịch bán hàng nhằm dựa trên những số liệu thống kê để có bước phát triển tốt hơn.

-Nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT

Công việc của vị trí này là nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, thực hiện phát triển các hệ thống bảo mật thông tin cho người dùng.

- Một số công việc khác: 

  • Tư vấn viên.
  • NVKD mảng dịch vụ truyền thông quảng cáo.
  • Nhân viên CSKH trực tuyến
  • Nhân viên nhập liệu.
  • Nhân viên seo website.
  • Chuyên viên quản trị website thương mại điện tử
  • Chuyên viên Google Ads - SEO Marketing
  • Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên phát triển ngành hàng

Chương trình đào tạo ngành TMĐT của Đại học Đại Nam có gì đặc biệt?

Trường Đại học Đại Nam là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành TMĐT thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.

Đội ngũ giảng viên trẻ năng động, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực chiến của khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số trường Đại học Đại Nam.

Chương trình đào tạo Cử nhân TMĐT trường Đại học Đại Nam trang bị cho người học các kiến thức về quản trị kinh doanh; định hướng khởi nghiệp kinh doanh trên các nền tảng website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử; trang bị kiến thức, kỹ năng về Marketing online, tiếp thị trực tuyến, logistic, quản trị đơn hàng, phát triển hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, triển khai thanh toán trực tuyến,… để hiểu và đáp ứng được hầu hết nhu cầu công việc của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, trường còn liên kết và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong ngành nhằm phục vụ cho việc đào tạo cũng như tuyển dụng ngay cả khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Cách thức để trở thành sinh viên Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY