24/03/2022

3743

Đánh thức “siêu năng lực” tiềm ẩn của sinh viên ngành Luật Kinh tế

Việc rèn luyện năng lực tư duy tiềm ẩn của cá nhân mỗi người học Luật, đặc biệt là chuyên ngành Luật kinh tế sẽ không chỉ khai thác và phát triển người học về tư duy mà còn kích thích những tố chất của mỗi người ở 4 mặt khía cạnh như: giao tiếp, thuyết phục, phản xạ nhanh và bản lĩnh tự tin. Từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học Luật phát triển bản thân trong tương lai.

Vậy học Luật Kinh tế có tác dụng “đánh thức” những năng lực tiềm ẩn gì ở mỗi cá nhân? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về những người theo đuổi ngành này nhé!

Học Luật Kinh tế giúp khơi gợi & phát triển nhiều tố chất tiềm ẩn

Luật học là một ngành học đặc biệt không giống như nhiều ngành học khác, bởi sự đa dạng trong phát triển năng lực tư duy tiềm ẩn của sinh viên theo học ngành này. Theo học ngành Luật, các bạn sinh viên sẽ phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ, giao tiếp, nội tâm và còn có một chút của tư duy logic toán học, điều này có nghĩa là 4/8 loại năng lực tư duy (Lý thuyết về “đa thông minh” của Giáo Sư Howard Gardner) được khai thác và tìm thấy ở người học luật và nhiều hơn so với những người học khối ngành kiến trúc, kỹ thuật,…

Theo đuổi ngành Luật kinh tế, sinh viên sẽ phát triển nhiều tố chất tiềm ẩn.

Ngoài ra, học ngành Luật Kinh tế sẽ giúp “đánh thức” nhiều năng lực tiềm ẩn ở mỗi cá nhân, chẳng hạn như:

1. Khả năng giao tiếp

Khác với những ngành học thiên về vận động tay chân như thể dục, thể thao, thì người học luật phải vận dụng khả năng giao tiếp của mình để khéo léo khi làm việc với các đối tác, khách hàng. Chương trình học ngành luật buộc các bạn luôn phải khởi động và chạy hết công suất của cơ miệng. Nghệ thuật giao tiếp tốt sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành luật kinh tế tạo được các mối quan hệ xã hội nâng đỡ cho công việc của họ, hay giúp họ giữ chân khách hàng đến làm việc, tạo ra các giao dịch - hợp đồng hợp tác giữa các bên.

Chính bởi đặc trưng của ngành nghề đòi hỏi sự giao tiếp tốt mà chương trình Luật kinh tế tại Trường Đại học Đại Nam luôn chú trọng đào tạo thực hành pháp luật và kỹ năng giao tiếp thường xuyên để người học tự tin, nói năng lưu loát, đặt vấn đề và giao tiếp khéo léo.

2. Kỹ năng thuyết phục

Không chỉ sau khi tốt nghiệp mà trong quá trình học các bạn sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế luôn phải vận dụng quy định pháp luật, sự hiểu biết của bản thân để lập luận, đưa ra các lý lẽ và phân tích để người nghe chấp nhận. Nếu các lập luận, lý lẽ bạn đưa ra được số đông ủng hộ và tin theo tức là bạn đã thuyết phục được người nghe.

Đây cũng là một tố chất quan trọng của người học luật, hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục mà trong quá trình đào tạo Luật Kinh tế, Khoa Luật - Trường Đại học Đại Nam luôn tập trung vào thực hành pháp luật thông qua phiên tòa giả định, học bằng cách đóng vai,… Từ đó giúp sinh viên rèn tư duy lập luận và kỹ năng thuyết phục để mỗi lời nói, mỗi dẫn chứng đưa ra đều có tính thuyết phục cao đối với người nghe.

3. Tư duy phản xạ nhanh

Những người học luật kinh tế thường có “cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch”, cái đầu lạnh để luôn tỉnh táo, bình tĩnh, tư duy phản xạ nhanh xử lý những bấn đề liên quan đến pháp luật. Dù vậy, họ cũng cần có tình người và cần trái tim nóng để dung hòa trong cách xử lý chứ không cứng nhắc. Đồng thời, họ cũng cần giữ mình với đôi bàn tay sạch trong môi trường hết sức cám dỗ và không để bất kỳ điều đáng tiếc nào xảy ra trong quá trình hành nghề của mình.

Đây chính là châm ngôn nghề nghiệp của những người học luật nói chung và luật kinh tế nói riêng. Tư duy phản xạ không chỉ là tố chất mà còn là yêu cầu của người học luật, trước mỗi tình huống phát sinh họ cần phản xạ nhanh nhạy để định hình cách thức xử lý, giải quyết cho từng vấn đề.

4. Bản lĩnh tự tin

Nếu không đủ bản lĩnh tự tin thì không thể trở thành một người làm luật. Nếu nhút nhát thì tất cả những tố chất về khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và tư duy phản xạ nhanh sẽ không được bộc lộ một cách dứt khoát ra bên ngoài. Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra đối với người học luật mà nhút nhát thì sau khi tốt nghiệp họ sẽ chuyển hướng công việc khác và không tiếp tục làm việc theo chuyên ngành đã học.

Tuy nhiên, không phải nhút nhát thì không học được luật mà những người học luật tại Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Đại Nam sẽ được đào tạo và dần trở nên bản lĩnh tự tin hơn. Chương trình học ngành Luật góp phần thúc đẩy, khơi gợi sự tự tin trong mỗi người học với phương pháp thuyết trình, tranh luận, phản biện xuyên suốt bốn năm học.

>>> Xem thêm: Có nên học ngành Luật Kinh tế không?

Đôi nét về ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Đại Nam

Ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Đại Nam sở hữu nét khác biệt trong việc áp dụng chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng thực hành. Tại DNU, sinh viên ngành Luật kinh tế không chỉ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết còn được đào tạo về ngoại ngữ, kỹ năng mềm để giúp sinh viên tự tin, bản lĩnh trong lĩnh vực nghề nghiệp nhiều thách thức này.

Bên cạnh đó, ngoài các kiến thức, kỹ năng, tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên ngành Luật kinh tế còn có cơ hội tham gia tập sự tại các Văn phòng Luật, bộ phận tư vấn luật của các doanh nghiệp, tập đoàn ngay từ năm thứ hai. Đây là sự hỗ trợ cần thiết giúp cho các bạn sinh viên làm quen, thích ứng với môi trường làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về khoa Luật trường Đại học Đại Nam

Để trở thành sinh viên ngành Luật, thí sinh cần thực hiện 02 bước:

- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển;

- Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm;

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYẾT: TẠI ĐÂY

Nga Trần