10/03/2022

6518

Những lý do nên chọn học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ngay hôm nay

Bạn đã từng nghe về ngành Logistics và Chuỗi cung ứng? Nếu bạn chưa từng nghe, hoặc đã nghe nhưng chưa hiểu rõ bản chất của Logistics và Chuỗi cung ứng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Thuật ngữ “Logistics” nghe có vẻ khá mơ hồ với không ít sinh viên, nhưng thực tế hoạt động Logistics và Chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến cuộc sống hiện đại của chúng ta. Mỗi chiếc cookie chúng ta ăn, mỗi ly cà phê chúng ta uống hàng ngày… đều có sự góp phần không nhỏ của hoạt động Logistics và Chuỗi cung ứng.

Logistics đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đến đúng nơi và đúng thời điểm. Các nhà Logistics giám sát vòng đời của sản phẩm, vị trí lưu hàng và trạng thái vận chuyển…

Nhu cầu nhân lực của ngành Logistics và Chuỗi cung ứng đang rất lớn

Cùng tiến trình hội nhập sâu rộng và sự phát triển thương mại toàn cầu của Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Không có Logistics, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đứng trước nguy cơ bị dừng lại. Hơn thế nữa, Logistics phát triển sẽ kéo theo rất nhiều các ngành khác phát triển như thương mại quốc tế, bảo hiểm, đóng tàu, hàng không… góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo phát biểu của Ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tại Diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics và xu hướng tại Việt Nam”: Nhân sự là một trong ba vấn đề khó khăn cho các công ty Logistics trong hoạt động kinh doanh của mình.

Theo số liệu thống kê, Năm 2019 Việt Nam có khoảng 3,000 doanh nghiệp Logistics và dự kiến đến năm 2030 nhu cầu nguồn nhân lực về Logistics là trên 200,000 nhân lực. Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực Logistics mới chỉ đáp chỉ khoảng 10% nhu cầu của thị trường.

Theo Forbes Vietnam, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động với hơn 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, ngược lại với đó, số lượng nhân sự hiện tại của ngành này chỉ đáp ứng được 40%, trong đó 10% nhân lực được đào tạo bài bản.

Theo báo cáo của Adecco – doanh nghiệp chuyên về nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng ra trường có cơ hội việc làm lên tới 75% cùng mức lương khá hấp dẫn.

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – lựa chọn đáng đống tiền bát gạo của các bạn trẻ

Thứ nhất, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là nghề không thể thiếu cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một trong những ngành quan trọng, không thể thiếu trong guồng quay phát triển nền kinh tế sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Người làm công việc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ là người có tầm nhìn dài hạn, khả năng phán đoán thị trường tốt, có khả năng thiết kế hệ thống và cũng là người có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống. Từ đó đề ra chiến lược phát triển sản phẩm (dài hạn/trung hạn/ngắn hạn), quản trị nhân sự và làm việc với nhiều phòng ban, đồng thời phát triển và quản lý quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa. Tất cả các quy trình, hoạt động trên nhằm đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng đúng thời điểm được yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng.

Thứ hai, cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng với mức lương cạnh tranh

Khi theo đuổi ngành học này, các bạn có thể lựa chọn một số vị trí công việc khi ra trường như sau:

    • Nhân viên hoạch định sản xuất
    • Nhân viên thu mua
    • Quản trị nguyên vật liệu
    • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
    • Vận tải, phân phối
    • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị Logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng… tùy thuộc vào sự nỗ lực và năng lực chuyên môn mà bạn tích lũy được trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn một số công việc trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến lLgistics và quản trị chuỗi cung ứng, như: phòng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trong và ngoài nước; phòng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa tại các công ty bảo hiểm;…

Thứ ba, cơ hội làm việc đa quốc gia.

Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyển liên tục. Bạn có thể làm việc tại các công ty trong nước, công ty nước ngoài hoặc thậm chí các công ty đa quốc gia. Điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội để khám phá những vùng đất mới và tích lũy được vốn kinh nghiệm dồi dào cho bản thân. Mặc dù  những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.

Với những lý do trên, việc lựa chọn ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng để học là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn đối với các bạn.

Phương thức xét tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Đại Nam:

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

- Phương thứ 3: Xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT)

Các kênh tư vấn hỗ trợ thí sinh:

Fanpage: Đại học Đại Nam, Fanpage Tuyển Sinh Đại học Đại Nam.

Zalo/ Hotlines: 0931 595 599 - 0961 595 599 – 0971 595 599.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY

TS. Lê Thị Mỹ Ngọc - Phó Trưởng khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đại Nam, Thành viên Ban Đào tạo, Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (Valoma)