11/07/2022

3174

Đào tạo chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao, Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với 7 doanh nghiệp

Kinh tế và marketing thể thao (KT&MKTTT) đang ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Theo các chuyên gia, nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển của KT&MKTTT tại Việt Nam đang rất lớn. Đón đầu xu hướng nguồn nhân lực của xã hội, năm học 2022-2023, trường Đại học Đại Nam (DNU) tuyển sinh 100 chỉ tiêu ngành Quản lý thể dục thể thao (TDTT) – chuyên ngành KT&MKTTT. Để đảm bảo hiệu quả của chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sinh viên ngay từ năm nhất có thể thực tập luôn tại các doanh nghiệp, ra trường có thể làm việc được ngay, vừa qua, trường Đại học Đại Nam đã tổ chức thành công “Hội thảo khoa học Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội chuyên ngành KT&MKTTT” và Ký kết hợp tác đào tạo với 7 doanh nghiệp thể thao lớn.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Lê Đắc Sơn – Chủ tịch hội đồng trường Đại học Đại Nam cho biết: “Với kinh nghiệm và uy tín đào tạo trong những năm qua, Đại học Đại Nam mở mã ngành QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTTT với tham vọng giải quyết sự thiếu hụt nhân lực về Quản lý và truyền thông thể thao; thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giải quyết bài toán truyền thông, quảng bá thể thao, hình ảnh đất nước - con người Việt Nam vươn ra trường quốc tế nhằm xây dựng giá trị phát triển bền vững trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0...”

TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam phát biểu tại Hội thảo.

Theo đó, ngành QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTT Đại học Đại Nam trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh dịch vụ thể thao; Quản lý, vận hành kinh doanh câu lạc bộ thể thao; Chuyên viên tư vấn tài chính và khai thác thị trường thể thao; Quản lý truyền thông, tô chức sự kiện thể thao…

Với chương trình đào tạo ứng dụng, sinh viên chuyên ngành KT&MKTTT Đại Nam được thực hành, trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ học kỳ đầu tiên và xuyên suốt trong cả khóa học để đảm bảo ra trường có thể làm được việc ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

Việt Nam đang rất thiếu và yếu về đội ngũ chuyên gia Kinh tế và Marketing thể thao

Tại hội thảo các nhà khoa học, các chuyên gia đã tập trung thảo luận các vấn đề, như: Thực trạng đào tạo ngành QLTDTT trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay; giải pháp và định hướng đào tạo đối với ngành QLTDTT - chuyên ngành KT&MKTTT đáp ứng nhu cầu xã hội; các phương thức tiếp cận và thu hút sinh viên; phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa TDTT, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ TDTT, các đơn vị truyền thông thể thao...

Ông Nguyễn Trọng Hổ – Giám đốc Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình đánh giá cao chương trình đào tạo  ngành KT&MKTTT và hướng đi của trường Đại học Đại Nam.

Ông Nguyễn Trọng Hổ – Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình chia sẻ: “KT&MKTTT là xu hướng ngành nghề tất yếu trong xã hội hiện đại. Hiện các doanh nghiệp thể thao đang phải “đỏ mắt” tìm kiếm nhân sự được đào tạo bài bản, chuyển nghiệp về KT&MKTTT. Đào tạo nhân sự chất lượng cao ngành QLTDTD – chuyên ngành KT&MKTTT là hướng đi đúng đắn, đi trước đón đầu nhu cầu nhân lực của xã hội, thể hiện tầm nhìn chiến lược...”

PGS.TS Nguyễn Cẩm Ninh đóng góp ý kiến tại Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Cẩm Ninh – Phó trưởng khoa QLTDTT, Đại học TDTT Bắc Ninh cho biết: Hiện nay nhân sự tốt nghiệp ngành thể thao của các trường thể thao trong nước mới chủ yếu được đào tạo phần cốt lõi là chuyên môn nghề nghiệp về các bộ môn thể thao. Nhưng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thể thao vẫn cần đến các kỹ năng nâng cao và quản trọng để phát triển kinh tế ngành như: tầm nhìn, thương hiệu, điều hành quản lý, phát triển thương hiệu và marketing.

PGS. TS Hoàng Công Dân trình bày định hướng đào tạo ứng dụng ngành QLTDTD – chuyên ngành KT&MKTTT của Đại học Đại Nam.

PGS. TS Hoàng Công Dân – giảng viên khoa Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Thể thao cho biết: “Việt Nam đang rất thiếu và yếu về đội ngũ chuyên gia Kinh tế và Marketing thể thao mặc dù các trường đại học của ngành TDTT đều có Khoa QLTDTT nhưng về cơ bản mới chỉ cung cấp được các kiến thức về quản lý chuyên ngành chứ chưa thực sự có kiến thức chuyên sâu về KT&MKTTT mang tính đặc thù của TDTT…”

Th.S. Ngô Xuân Nguyện – Giám đốc Công ty TNHH Happy Face Karate cho biết: “KT&MKTTT ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hết, như: Thị trường bán vé và thu từ các dịch vụ tổ chức TDTT; thị trường bản quyền truyền hình thể thao, thị trường quảng cáo tài trợ và thị trường dịch vụ, người đại diện thể thao… Đặc biệt, ngành kinh doanh đại diện thể thao hiện nay đang bùng nổ nhờ vào sự gia tăng chóng mặt của giá trị bản quyền, dưới hình thức công ty hoặc cá nhân đại diện, thu được lợi nhuận cao nhờ phí đại diện, phí môi giới...”

Đại học Đại Nam ký kết với 07 doanh nghiệp lớn tạo môi trường học tập và đầu ra cho sinh viên chuyên ngành KT&MKTTT

Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình.

Với mục đích tạo môi trường thực tập và việc làm cho sinh viên ngành QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTTT, DNU ký kết hợp tác đào tạo với 7 doanh nghiệp thể thao lớn.

Đó là: Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm thông tin Thể dục thể thao – Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL, Tạp chí Thể thao Việt Nam - Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL, Công ty Cổ phần thể thao Quốc tế Donex, Học viện Yoga Trị liệu Việt Nam, Công ty TNHH Happy Face Karate, Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thể thao Đăng Quang.

Đại học Đại học Đại Nam ký kết với Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thể thao Đăng Quang.

Các thoả thuận hợp tác hướng tới mục tiêu đào tạo – phát triển – nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTTT; tạo diễn đàn kết nối cơ sở đào tạo – doanh nghiệp – người học; thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, tạo môi trường học tập thực chiến, chuyên nghiệp, cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên; phát triển đào tạo nhân lực quản lý, truyền thông thể thao định hướng ứng dụng để tăng khả năng cạnh tranh, cơ hội cho sinh viên sau khi ra trường…

Đại học Đại Nam ký kết với Trung tâm thông tin Thể dục thể thao – Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL.

Ông Nguyễn Trọng Hổ – Giám đốc Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình  nhận định: “Hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa TDTT, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ TDTT, các đơn vị truyền thông thể thao... là giải pháp cần thiết trong trong mục tiêu gắn chương trình, kế hoạch đào tạo tại cơ sở đào tạo với thực hiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội...”

Đại học Đại học Đại Nam ký kết với Học viện Yoga Trị liệu Việt Nam.

Đại học Đại học Đại Nam ký kết với Công ty TNHH Happy Face Karate.

Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với Tạp chí Thể thao.

Đại học Đại Nam ký kết với Công ty Cổ phần thể thao Quốc tế Donex.

Với các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, sinh viên ngành QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTTT Đại học Đại Nam sẽ được thực hành, thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp thể thao ngay từ học kỳ đầu tiên của năm thứ I và xuyên suốt trong cả khóa học. Đặc biệt, những sinh viên ưu tú có thể có được việc làm chính thức tại các doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đại diện nhà trường và các nhà khoa học, chuyên gia.

 

Các phương thức xét tuyển vào ngành QLTDTT – chuyên ngành KT&MKTTT Đại học Đại Nam

+ Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

+ Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên.

+ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng với điều kiện thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đồng thời là thành viên đội tuyển quốc gia, vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu.

Liên hệ Hotlines/ Zalo: 0971595599 / 0961595599 / 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

 

Ban Truyền thông