29/09/2022

4517

Giới thiệu Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Bắt đầu từ năm 2019, sinh viên tất cả các hệ đào tạo của Đại học Đại Nam được học Quốc phòng - An ninh ngay tại cơ sở chính với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại được đánh giá là tốt nhất hiện nay.

1. Thông tin giao dịch của đơn vị

- Tên gọi: Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trường Đại học Đại Nam.

- Tên giao dịch: Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trường Đại học Đại Nam.

- Địa chỉ: Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

- Điện thoại: 02435577799; Fax: 02435578759;

2. Quá trình hình thành phát triển

Ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1535/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Đại Nam.

Năm 2019 Trường Đại học Đại Nam chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tự chủ giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên toàn trường.

Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ, Trường Đại học Đại Nam đặc biệt coi trọng việc đào tạo, giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên.

Chính vì thế, trong các năm qua, công tác Giáo dục Quốc phòng - An ninh được nhà trường quan tâm làm tốt và liên kết với các đơn vị như: Trung tâm Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trung tâm Quốc phòng và An ninh 2 – Bộ Tư lệnh Hà Nội, Khoa Giáo dục Quốc phòng - Trường Sĩ quan Lục quân 1, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Bắt đầu từ năm 2019, sinh viên tất cả các hệ đào tạo của Đại học Đại Nam được học Quốc phòng - An ninh ngay tại cơ sở số 1 Phố Xốm - Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại được đánh giá là tốt nhất hiện nay.

Tuy nhiên để thuận lợi hơn và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên của mình học tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh thì không gì bằng là được học ngay tại trường do chính thầy cô của mình giảng dạy. Với quyết tâm đó, HĐQT, BGH đã nỗ lực bằng mọi cách dù tốn kém đến đâu cũng quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất (trang thiết bị, khu thao trường, khu nội trú cho sinh viên); đào tạo và bồi dưỡng nguồn cán bộ giảng viên cơ hữu chuẩn, đủ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dạy và học cho cán bộ và sinh viên…

Được sự quan tâm giúp đỡ của Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các đơn vị bạn, ngày 11 tháng 10 năm 2019 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã chính thức ký công văn số 4663/BGDĐT-QPAN đồng ý để Trường Đại học Đại Nam là đơn vị tự chủ tiến hành tổ chức giảng dạy, đánh giá kế quả học tập và cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên của Nhà trường từ năm học 2019 – 2020.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ, Trường Đại học Đại Nam đặc biệt coi trọng việc đào tạo, giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên.

3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

STT Họ và tên Ngày sinh

Trình độ

Quân hàm

Nhiệm vụ Chức vụ đã đảm nhiệm
1 Nguyễn Văn Tám 16/02/1964 

Thạc sĩ

Đại tá

Trường khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Phó chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn Xe Tăng 201, Binh chủng Tăng thiết giáp 

+ Phó trưởng Khoa KHXH&NV Trường sĩ quan Tăng thiết giáp 

+ Phó chủ nhiệm chính trị, Trường sĩ quan Tăng thiết giáp 

+ Trưởng khoa GDQPAN Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2015-2021) 

2 Đỗ Quốc Tam  25/7/1965  Đại tá Giảng viên khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

+Trung đội trưởng; Đại đội trưởng; Tiểu đoàn trưởng; Trưởng Ban Quân lực; Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 395/QK30  

+ Trưởng khoa Giáo dục quốc phòng Trường Đại học sư phạm Hà Nội (5/2013-7/2022) Phó khoa GDQP&AN trường Đại học Đại Nam (8/2022) 

3 Lê Đắc Hùng  06/03/1968 

Cử nhân

Thượng tá

Giảng viên khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

+ Trung đội trưởng; Đại đội trưởng; Tiểu đoàn trưởng; Trợ lý trinh sát quân báo nhân dân 

+ Tiểu đội phó qua chiên đấu 

4 Lê Thanh Phương 16/12/1973 

Cử nhân

Trung tá

Giảng viên khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

+ Trung đội trưởng; Phó đại đội trưởng quân sự trường Sĩ quan Tăng thiết giáp 

+ Giảng viên chiến thuật; Giảng viên quân sự trường Sĩ quan Tăng thiết giáp 

5 Nguyễn Thị Thương  29/08/1994 Thạc sĩ Giảng viên khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh

+ Giảng viên trường Cao đẳng Công thương Hà Nội 

+ Giảng viên trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội 

6 Trần Lệ Thu 12/11/1996  Cử nhân Giảng viên khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh Chuyên viên giáo vụ Bộ môn GDQP&AN  
7 Trần Thị Thảo  21/10/1999   Cử nhân Chuyên viên giáo vụ  

4. Cơ sở vật chất:

- Mô hình vũ khí, khí tài và các vật tư quân sự đáp ứng đào tạo đồng thời 02 đại đội (300 sinh viên/đợt)

- Sa hình, bãi tập mô hình kỹ chiến thuật: 1000m2 được xây dựng hiện đại kiên cố.

- Khu nội trú Quốc phòng và An ninh khang trang ngay tại trường đảm bảo nơi ở cho 300 sinh viên/ đợt.

5. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

 5.1. Chức năng

Khoa Giáo dục quốc phòng - An ninh có Chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo chương trình chi tiết đã được phê duyệt; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phát triển con người, nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Chi bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác Quân sự, Quốc phòng địa phương, dân quân tự vệ và tuyển chọn sĩ quan dự bị theo chỉ lệnh của cấp trên giao cho Nhà trường; quản lý cán bộ viên chức Bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

5.2. Nhiệm vụ

* Hoạt động đào tạo:

Khoa được phân công giảng dạy môn học: Giáo dục quốc phòng - An ninh theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo cho hệ đào tạo Đại học chính quy và Cao đẳng, Trung cấp liên thông lên Đại học.

Đảm bảo kết thúc khóa học sinh viên có đủ các kiến thức quốc phòng, an ninh và có thể sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần.

Sinh viên Đại học Đại Nam hào hứng với chương trình đào tạo Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

* Nhiệm vụ:  

- Đề xuất và xây dựng chương trình chi tiết môn học, học phần được phân công phù hợp với các hệ đào tạo.  

- Đề xuất, biên soạn, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập, bài giảng liên quan đến môn học của Bộ môn.  

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do Nhà trường giao: Phân công giảng dạy phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo, đúng tiến độ trong chương trình, kế hoạch đã được Nhà trường phê duyệt.

- Cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Tổ chức dự giờ giảng của giảng viên, lấy ý kiến đánh giá của người học đối với giảng viên.  

- Đánh giá kết quả học tập của người học theo đúng quy chế hiện hành: Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, xác định phương pháp đánh giá, tiếp cận các phương pháp đánh giá tiên tiến đảm bảo chính xác khách quan, tổ chức đánh giá, quản lý lưu trữ tốt kết quả học tập.  

- Tham gia thực hiện công tác giáo dục rèn luyện sinh viên, công tác tuyển sinh theo yêu cầu của Nhà trường.  

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác quân sự, quốc phòng địa phương, dân quân tự vệ và tuyển chọn sĩ quan dự bị theo chỉ lệnh của cấp trên giao cho Nhà trường.

- Xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển của Nhà trường của ngành trong những năm tiếp theo.

- Tham gia các hoạt động đoàn thể, các nhiệm vụ khác do Nhà trường giao.