10/03/2024

4951

Học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành có dễ xin việc không, cơ hội việc làm ra sao?

Học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành có dễ xin việc không, cơ hội việc làm ra sao là băn khoăn, thắc mắc của các bạn trẻ yêu thích và có ý định lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành để học tập ở bậc đại học chuyên nghiệp. Hãy cùng chúng tôi giải mã vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Trong các chỉ tiêu phát triển ngành Du lịch thì chỉ tiêu việc làm được nêu cụ thể cho các giai đoạn như sau:

Năm 2020 tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động trong đó có 870 ngàn lao động trực tiếp;

Năm 2025 tạo ra việc làm cho 3,5 triệu lao động trong đó có 1,05 triệu lao động trực tiếp;

Năm 2030 tạo ra việc làm cho 4,7 triệu lao động trong đó có 1,4 triệu lao động trực tiếp.

Các chỉ tiêu này đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của các sĩ tử trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là ngành kinh tế dịch vụ hay còn được gọi là ngành “công nghiệp không khói” có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Tại Việt Nam, Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đến năm 2020, ngành Du lịch đã thu hút 17 - 20 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp hơn 10% GDP, giá trị xuất khẩu từ du lịch đạt hơn 20 tỷ USD. Do vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra trường rất dễ xin việc. 

Học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, người học còn phải chủ động trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, khả năng xử lý tình huống linh hoạt, thích di chuyển và đam mê khám phá những nơi, những điểm và điều mới lạ... Bởi vì ngành này đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quy trình và năng lực quản lý và điều hành trong lĩnh vực lữ hành, lưu trú và vận tải du lịch; chịu trách nhiệm phân công công việc cho các khâu, các bộ phận; năng lực phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng trong giải quyết phát sinh, thiết kế và giới thiệu các chương trình du lịch...

Vì là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên nhu cầu việc làm của ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành rất lớn.

Tùy vào năng lực sau tốt nghiệp, tâm lý cá nhân và điều kiện của mỗi cá nhân, các bạn cử nhân ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể lựa chọn cho mình môi trường làm việc phù hợp từ thấp đến cao. Bởi vì, nhu câu nhân lực ở khối ngành ngày càng lớn, và đem lại nhiều cơ hội việc làm tăng lên từng năm.

Để đồng hành các bạn sinh viên ngành du lịch trên con đường lập thân lập nghiệp, ngoài trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, đặc thù nghề nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp. Trường còn trang bị cho sinh viên ngành Du lịch hệ thống cơ sở vật chất thực hành thực tập như: Hệ thống khách sạn từ 3-5 sao; công ty lữ hành và mạng lưới doanh nghiệp thực tập trong và ngoài nước cho sinh viên trải nghiệm.

Với nhưng con số ở trên cung cấp cho các bạn thí sinh đang chọn Nghề, chọn Nghiệp, chúng tôi mong rằng đã giải đáp thêm, gợi mở thêm thông tin trong các trăn trở cho những ai đang vướng câu hỏi học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc không? Từ đó có thể quyết tâm lựa chọn ngành học, môi trường học tập để gửi gắp, sản sàng đón đấu đển vươn đến thành công trong tương lai! Chúc các bạn lựa chọn đúng để thành công xa!

Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành 2024

 - Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

- Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ).

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Điểm môn 1 = (TB cả năm lớp 11 môn 1 + TB kỳ 1 lớp 12 môn 1)/2 ; Điểm môn 2, Điểm môn 3 cách tính tương tự Điểm môn 1.

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Trong đó, Điểm môn 1 = TB cả năm lớp 12 môn 1;  Điểm môn 2 = TB cả năm lớp 12 môn 2; Điểm môn 3 = TB cả năm lớp 12 môn 3.

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY